Thuật ngữ và quá trình tính toán thiết kế cho hệ thống băng tải

2 Tháng Ba, 2024

Mục lục

Thuật ngữ và quá trình tính toán thiết kế cho hệ thống băng tải

Để tiết kiệm các chi phí cũng như sức lao động, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất đã sử dụng hệ thống băng tải để vận chuyển hàng hóa. Vậy làm thế nào mà hệ thống băng tải được xây dựng một cách hiệu quả như thế?

Hãy để Băng Tải Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về thuật ngữ cũng như những tính toán được sử dụng để xây dựng một hệ thống băng tải hoàn hảo.

  1. Một số thuật ngữ về băng tải

  • Tail pulley: Tang bị động
  • Troughing Idlers: Con lăn tạo máng
  • Impact Idlers: Giá con lăn giảm chấn 
  • Belt Travel: Vành đai
  • Rope Switch: Công tắc dây
  • Head Drive Pulley: Pu-ly phía trước kiêm dẫn động
  • Drive Snub: Dẫn hướng băng tải
  • Take-up Bend Pulley: Tang uốn
  • Take-up Pulley: Tang căng băng tải
  • Take-up Weight: Đối trọng
Băng tải cao su gân V
Băng tải cao su gân V

Các vật phẩm cần vận chuyển được đổ trực tiếp lên dây băng tải hoặc được đóng gói hoặc đựng trong các thùng cố định. Băng tải được dùng để vận chuyển khối lượng vật liệu lớn trên khoảng cách hoặc độ cao lớn. Một vận tải vận chuyển cùng loại vật liệu và đối tượng 

Góc mái (Surcharge Angle)

Khi các vật phẩm được đổ thành đống, góc ở đỉnh đống vật liệu được gọi là góc mái. Góc mái vận chuyển nhỏ đi so với đứng yên

Góc máng (Trough angle)

Có thể bố trí như băng tải nằm ngang. Nhưng người ta thường sử dụng các con lăn đặt nghiêng để uốn dây băng tải thành máng lõm nhằm vận chuyễn vật phẩm ổn định hơn.

  1. Tính toán thiết kế băng tải 

Lựa chọn loại băng sử dụng cho băng tải trên cơ sở điều kiện môi trường làm việc và loại vật liệu vận chuyển.

Tính toán kích thước băng tải đai: Dựa theo năng suất tính toán và năng suất yêu cầu mà định chiều rộng băng nhằm khi vận chuyển vật liệu (hạt vật liệu) không bị rơi ra ngoài. Nếu kích cỡ càng lớn thì độ rộng càng băng tải càng phải rộng

Độ rộng băng tải:

Độ rộng tối thiểu(mm)

       Kích cỡ hạt (mm)

A( Đồng nhất)

B(Lẫn Lộn)

400

64

100

450

75

125

500

85

150

600

110

200

650

125

225

750

145

275

800

157

300

900

180

350

1000

203

400

1050

215

425

1200

250

500

1400

297

600

1600

345

700

1800

380

800

2000

440

900

2200

500

1000

2400

550

1100

2600

600

1200

2800

650

1300

3000

700

1400

3150

750

1500

 

Tính lựa vận tốc băng được xác định sao cho vật liệu không bị thổi bụi hoặc bắn ra hai bên khi máy làm việc. Vận tốc băng tải thường được tính toán nhằm đạt lưu lượng vận chuyển theo yêu cầu cho trước. Lưu lượng vận chuyển được xác định qua công thức: 

  • Qt= 60A.Vys
  • Trong đó: Qt: Lưu lượng vận chuyển, tấn/giờ
  • A: Diện tích mặt cắt ngang dòng vận chuyển (m2)
  • y: Khối lượng riêng tính toán của khối vật liệu(tấn/m3)
  • V:vận tốc băng tải
  • s: Hệ số ảnh hưởng của góc nghiêng (độ dốc)
Băng Tải Tai Bèo
Băng Tải Tai Bèo

Suy ra ta có thể tính được vận tốc băng tải như sau:

  • V=Q/60A.y.s (m/phút)
  • Tính toán, thiết kế bộ phận đỡ là con lăn hoặc tấm đỡ tùy thuộc vào chiều dài băng yêu cầu để xác định.
  • Tính toán các tang dẫn động, tang bị động: Dựa theo loại băng đã chọn xác định đường kính tang sao cho đảm bảo băng được bền lâu và kết cấu nhỏ gọn nhất.
  • Tính toán máng cấp liệu và việc định lượng cấp liệu: Máng cấp liệu được tính sao cho băng làm việc liên tục với lượng nguyên liệu vận chuyển ổn định. Việc điều chỉnh được tiến hành bằng tấm chắn điều chỉnh ở của ra của máng cấp liệu.
  • Tính toán động cơ, tính toán bộ truyền xích, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn dựa trên lý thuyết truyền động cơ khí, sức bền vật liệu.
  1. Phương tiện chế tạo và đo đạc trong quy trình tính toán thiết kế băng tải

Phương tiện chế tạo: Phương tiện chế tạo dựa vào các thiết bị có sẵn của phân xưởng thực tập thuộc bộ môn Máy sau thu hoạch – chế biến, khoa Cơ khí – Công nghệ bao gồm:

  • Các máy gia công cắt gọt: máy khoan, máy mài, máy cắt kim loại.
  • Các máy hàn: hàn hồ quang, hàn – cặt gió đá.
  • Các máy năng chuyển: palăng, cổng trục vận chuyển.
Băng Tải Cao Su
Băng Tải Cao Su

Dụng cụ đo:

  • Dụng cụ đo các thông số hình học: Thước kẹp, panme, thước cuộn thép dài 5m, thuốc vuông, thước eke bằng thép với độ chia 1mm.
  • Dụng cụ đo các thông số động học: Đồng hồ đo thời gian, đồng hồ đo số vòng quay.
  • Dụng cụ đo các thông số động lực học: Đồng hồ đo công suất.

 

Để lựa chọn được hệ thống băng tải chất lượng là việc không hề đơn giản. Quý khách hàng nên lựa chọn các đơn vị sản xuất băng tải uy tín và được nhiều khách hàng lựa chọn. Hiện nay, Băng Tải Việt Nam là đơn vị chuyên hỗ trợ thiết kế, sản xuất các loại băng tải với chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất cung cấp cho thị trường Việt Nam. Hay liên hệ ngay với Băng tải việt nam qua hotline: 0899.338.555 – 0985.962.451 hoặc gửi yêu cầu vào email: haanhtechgroup@gmail.com

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!