Quy trình tính toán thiết kế băng tải

14 Tháng Tư, 2022

Mục lục

Quy trình tính toán thiết kế băng tải là rất quan trọng để có thế chế tạo được băng tải chạy ổn định và chính xác. Lý thuyết tính toán thiết kế băng tải để lựa chọn nguyên lý cấu tạo của băng tải thiết kế và tính toán các thông số kết cấu. Trong đó, các thông số hình học, động học được tính toán trên các dữ liệu là năng suất, đặc tính cơ lý của đối tượng vận chuyển trong các ngành khác nhau. Làm thế nào để có thế có một quy trình thiết kế chuẩn sau đây Băng tải Việt Nam sẽ giới thiệu cho các bạn trong bài viết này.

quy trình thiết kế băng tải
quy trình thiết kế băng tải

1. Nội dung tính toán thiết kế băng tải 

Tính toán thiết kế băng tải gồm các nội dung sau:

  1. Lựa chọn loại belt băng tải: Dựa trên loại sản phẩm vật chuyển, kích thước, hình dạng, nhiệt độ, loại vật liệu, cơ sở điều kiện môi trường,  .
  2. Tính toán kích thước dài rộng băng tải: Dựa theo năng suất tính toán và năng suất yêu cầu mà định chiều rộng băng nhằm khi vận chuyển vật liệu không bị rơi ra ngoài.
  3. Tính toán tốc độ băng tải dựa
  4. Tính toán, thiết kế bộ phận đỡ là con lăn hoặc tấm đỡ tùy thuộc vào chiều dài băng yêu cầu để xác định.
  5. Tính toán các tang dẫn động, tang bị động: Dựa theo loại băng đã chọn xác định đường kính tang sao cho đảm bảo băng được bền lâu và kết cấu nhỏ gọn nhất.
  6. Tính toán máng cấp liệu và việc định lượng cấp liệu: Máng cấp liệu được tính sao cho băng làm việc liên tục với lượng nguyên liệu vận chuyển ổn định. Việc điều chỉnh được tiến hành bằng tấm chắn điều chỉnh ở của ra của máng cấp liệu.
  7. Tính toán động cơ, tính toán bộ truyền xích, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn dựa trên lý thuyết truyền động cơ khí, sức bền vật liệu.
quy trình thiết kế băng tải
quy trình thiết kế băng tải

2. Phương pháp tính toán thiết kế băng tải

Công nghệ chế tạo băng tải đai dựa theo công nghệ chế tạo các cụm chi tiết điển hình như sau:

  • Cụm chi tiết gồm khung đỡ, chân đế.
  • Cụm chi tiết dạng trục: trục tang băng tải, trục đỡ nhánh bị động.
  • Cụm chi tiết dạng may ơ: các tang dẫn động
  • Các chi tiết dạng hộp: hộp che bộ truyền
  • Các chi tiết tiêu chuẩn như bu lông, đai ốc, đĩa xích, ổ bi, xích… chọn đặt mua trên thi trường.

Dựa trên cơ sở cấu tạo, lý thuyết tính toán thiết kế băng tải đai để lựa chọn nguyên lý cấu tạo của băng tải thiết kế và tính toán các thông số kết cấu. Trong đó, các thông số hình học, động học được tính toán trên các dữ liệu là năng suất, đặc tính cơ lý của đối tượng vận chuyển là than bùn, thành phần chính để sản xuất phân vi sinh. Các thông số động lực học và các thông số đặc trưng cho độ bền của băng tải khi làm việc được tính toán dựa trên cơ sở các thông số động hình học đã tính khi băng tải làm việc.

Nội dung được tóm lược nhằm trợ giúp quá trình tính toán cơ khí để lựa chọn các thành phần chính của một hệ thống băng tải. Các nội dung tính toán được trình bày ở đây bao gồm:

  1. Xác định chiều rộng băng tải;
  2. Xác định vận tốc băng tải;
  3. Tính toán công suất dẫn động băng tải;
  4. Tính lực kéo phân bố trên dây băng tải;
  5. Lựa chọn dây băng tải;
  6. Xác định kết cấu và cách bố trí các puly, con lăn.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

Có thể hình dung băng tải như một bộ truyền đai có kích thước lớn. Các vật phẩm cần vận chuyển được đổ trực tiếp lên dây băng tải hoặc được đóng gói, hoặc đựng trong các thùng gắn cố định trên băng tải (Bucket conveyor).

Băng tải được dùng để vận chuyển khối lượng vật liệu lớn trên khoảng cách hoặc độ cao lớn. Một băng tải thường vận chuyển các vật liệu hay đối tượng cùng loại. Thông thường, các đối tượng này được đặt lên băng tải theo dạng tự do, hay nói cách khác, đổ liên tục lên băng đang chuyển động. Trong tài liệu này, ta thống nhất sử dụng thuật ngữ “vật phẩm” để chỉ các đối tượng được vận chuyển.

Góc máng

Góc máng có thể bố trí dây băng tải nằm ngang (Flat belt), tương tự như ở bộ truyền đai dẹt. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng thêm các con lăn đặt nghiêng (con lăn máng – Troughing idlers) để uốn dây băng tải thành dạng máng lõm, nhằm vậnchuyển vật phẩm được ổn định hơn.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

Góc mái

Khi vật phẩm được đổ thành đống, góc ở đỉnh đống vật liệu được gọi là góc mái (Surcharge angle). Góc mái khi vận chuyển nhỏ đi so với khi đứng yên.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

3. Độ rộng tối thiểu băng tải

Độ rộng băng tải phụ thuộc lưu lượng cần vận chuyển và kích cỡ vật phẩm (hay kích thước của các “hạt” vật liệu) cần vận chuyển trên băng. Nếu kích cỡ vật phẩm càng lớn thì độ rộng băng tải càng phải rộng.

Bảng 1 trình bày độ rộng tối thiểu của băng tải cho các giá trị kích cỡ vật phẩm khác nhau. Cột A dùng cho các vật phẩm có kích thước khá đồng nhất; cột B cho các dạng vật phẩm có kích thước không đều – “hạt” to nhất không quá 10% thể tích cả khối.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

4. Góc nâng/ hạ của băng tải

Góc nâng hay hạ của băng tải (góc dốc) được quyết định bởi đặc tính và hình dạng các hạt vật liệu được vận chuyển. Các vật liệu dạng hạt, ổn định có thể sử dụng băng tải có độ dốc lớn; các vật liệu không ổn định như than, cát cần xác lập góc dốc nhỏ. Góc dốc lớn nhất của băng tải có bề mặt nhẵn được cho trong bảng 2. Khi bề mặt băng bị ướt hoặc bẩn, các giá trị trong bảng cần giảm đi 2 đến 5 độ.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

5. Vận tốc băng tải

Vận tốc băng tải cần giới hạn tùy thuộc dung lượng của băng, độ rộng của băng và đặc tính của vật liệu cần vận chuyển. Sử dụng băng hẹp chuyển động với vận tốc cao là kinh tế nhất; nhưng vận hành băng tải có độ rộng lớn lại dễ dàng hơn so với băng tải hẹp.

Bảng 3 cho các giá trị vận tốc lớn nhất của băng tải tùy thuộc độ rộng băng cho 3 nhóm vật phẩm khác nhau: nhóm A: Các loại vật liệu hạt; nhóm B: Than mỏ và các vật liệu có tính bào mòn; nhóm C là các vật phẩm gồm quặng cứng, đá và các vật liệu có cạnh sắc.

Vận tốc băng tải thường được tính toán nhằm đạt được lưu lượng vận chuyển theo yêu cầu cho trước. Lưu lượng vận chuyển của một băng tải có thể được xác định qua công thức:

Qt = 60A.V.γ .s (1)

Trong đó:

  • Qt: Lưu lượng vận chuyển, tấn/ giờ;
  • A: Diện tích mặt cắt ngang dòng vận chuyển (m2)
  • γ: Khối lượng riêng tính toán của khối vật liệu (tấn/ m3)
  • V: Vận tốc băng tải (m/phút)
  • s: Hệ số ảnh hưởng của góc nghiêng (độ dốc) của băng tải

5.1. Diện tích mặt cắt ngang dòng chảy

Diện tích mặt cắt ngang dòng chảy có thể được xác định như sau: A = K(0,9B − 0,05) (3)

  • A: Diện tích mặt cắt ngang dòng vận chuyển (m2)
  • K: Hệ số tính toán
  • B: Độ rộng băng tải (m)
  • Hệ số K được cho trong bảng 4.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

5.2. Góc mái

Góc mái của một đống vật phẩm là góc hình thành giữa đường nằm ngang và mái dốc của đống vật phẩm. Các giá trị thông thường cho trong bảng 5.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

6. Tính toán công suất truyền dẫn băng tải

Công suất làm quay trục con lăn kéo băng tải được tính theo công thức sau:

P = P1 + P2 + P3 + Pt (KW) (4)

Trong đó, P1 là công suất cần thiết kéo băng tải không tải chuyển động theo phương ngang; P2 là công suất cần thiết kéo băng tải có chất tải chuyển động theo phương ngang; P3 là công suất kéo băng tải có tải chuyển động theo phương đứng (nếu băng tải có độ dốc đi lên; nếu băng tải vận chuyển vật phẩm đi xuống, P3 mang giá trị âm); Pt là công suất dẫn động cơ cấu gạt vật phẩm.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

7. Lực căng dây băng tải

7.1. Tính toán thông thường Hình 6 minh họa các thành phần lực cho một dây băng tải khi vận chuyển vật nặng lên phía trên (dốc lên – Uphill).

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

7.2. Tính toán băng tải nhiều pu-ly truyền dẫn

Khi tính toán theo cách thức thông thường như trên, nhiều khi ta gặp phải tình huống lực căng trong dây băng tải, hoặc công suất cần thiết của động cơ kéo băng tải, thậm chí là cả hai thông số này là quá lớn. Lời giải cho vấn đề là sử dụng nhiều hệ động cơ- puly truyền dẫn.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

8. Tính chọn dây băng tải

Trước hết, cần lưu ý về vật liệu dây băng tải. Dây băng tải cần được chọn phù hợp với môi trường làm việc, sao cho có thể tránh các ăn mòn hóa học. Các loại dây băng tải thông dụng bao gồm: dây sợi thép (Steel Cord); các loại dây được dệt nhiều lớp (Multi-ply Fabric). Các băng tải sợi thép được ký kiệu ST và kèm theo 1 con số. Ví dụ ST-500; ST-1250. Giá trị số trong ký hiệu chỉ độ bền cho phép (kg/cm) tính trên một đơn vị chiều rộng dây. Các dây băng tải dệt được ký hiệu tên vật liệu dây, kèm theo hai số liệu chỉ giá trị độ bền và số lớp dệt. Ví dụ EP 160/2. Nếu ký hiệu chỉ có một giá trị, ví dụ NF-75, nghĩa là con số chỉ giá trị độ bền của một lớp dệt.

Thông số đánh giá sức bền của dây băng tải được tính theo giá trị lực kéo lớn nhất tác dụng lên dây Fmax theo công thức sau:

Với đai sợi thép: ST – No = (Fmax * SF)/B − = (28)

Trong đó, Fmax là lực kéo lớn nhất (kg); SF là hệ số an toàn; B là chiều rộng dây băng tải tính bằng centimetre. Sau khi tính được lực kéo đơn vị ST-No, tiến hành tra bảng chọn dây có giá trị lực kéo đơn vị lớn hơn và gần nhất với giá trị tính được.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

9. Cấu trúc hệ thống băng tải

9.1. Xác định đường kính puly

Các puly được chia thành 3 nhóm A, B và C như trong bảng 21. Xem minh họa trên hình 7.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

9.2. Khoảng cách giữa các con lăn

Các con lăn đỡ nhánh chùng của dây băng tải thường được đặt cách nhau 3 mét. Các con lăn đỡ nhánh căng thường đặt cách đều nhau, hoặc bố trí không đều theo các hướng dẫn dưới đây.

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

Trong đó, T là lực kéo dây đai tại vùng tính toán (kg); Ml là khối lượng của dây và tải đang được vận chuyển (kg/m). Tuy vậy, cần hết sức lưu ý và tính toán cẩn thận, xem xét mọi tình huống lực kéo có thể có trước khi quyết định bố trí các con lăn không đều nhau.

Có thể sử dụng các hướng dẫn nhanh như sau để xác định khoảng cách giữa các con lăn:

tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải

  • Con lăn đỡ nhánh chùng: lấy khoảng 3 mét;
  • Con lăn nạp liệu động (Impact idlers): lấy bằng khoảng 1⁄4 hoặc 1⁄2
  • khoảng cách giữa các con lăn mang tải (con lăn trên nhánh căng);
  • Con lăn đỡ trong vùng lượn của dây băng: tối đa 1⁄2 khoảng cách của
  • các con lăn đỡ thông thường trên nhánh tương ứng.

Băng tải đối với các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên thì việc có thể đảm bảo được rằng hệ thống băng tải sẽ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình thì cần phải chú ý tính toán cho thật hợp lý. Bạn có thể tính toán những những nội dung trên đây để đảm bảo khi thiết kế băng tải sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo được sự hoạt động hiệu quả nhất. Hi vọng tài liệu mà chúng tôi cung cấp đến cho các bạn sẽ là một kiến thức bổ ích cho bạn trong quá trình làm việc và học tập. 

Mua băng tải công nghiệp chất lượng, giá tốt tại Băng tải Việt Nam.

     Để mua được những sản phẩm Băng tải line lắp ráp chất lượng quý khách liên hệ qua: Hotline:0866.552.959 – 0899.338.555 . Băng tải Việt Nam sẽ hỗ trợ khách hàng 24/7 cùng với các ưu đãi khác như:

  – Sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn và có mức phí cạnh tranh.

  – Đa dạng sản phẩm với chế độ bảo hành dài hạn

  – Tư vấn tận tình cho khách hàng, dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín.

Với dịch vụ của chúng tôi, chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng. Liên hệ nhanh chóng với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất: